Nhận định, soi kèo U20 Iraq vs U20 Jordan, 14h00 ngày 19/2: Tiếp tục dẫn đầu
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Nội, 17h00 ngày 21/2: Bất phần thắng bại -
Có những vấn đề nói, nói nữa, nói mãi, rồi lại bỏ đấy. Như câu chuyện về ý thức người nuôi cho mèo là một ví dụ. Những gì tôi chia sẻ dưới đây là một ví dụ trong số đó. Tại nơi tôi sinh sống, chó mèo thả rông chạy khắp ngõ xóm. Chúng chạy lông nhông ngoài đường, phóng uế đầy ở công viên, vườn hoa, không xích, không rọ mõm nghênh ngang giữa phố đi bộ... Cô gái chê 'quán chảnh' vì không được mang chó cưng vào ăn cùngThế nhưng, vấn đề là tôi chẳng thấy ai xử phạt, chẳng thấy ai bắt giữ hay xử lý tình trạng này. Thế nên, cũng chẳng có ai phải chịu trách nhiệm khi thả rông chó, mèo. Chỉ tới khi có người bị cắn, vài vụ nghiêm trọng bị lên báo, xã hội lên án rầm rộ được vài bữa, hứa hẹn vài câu rồi đâu lại vào đấy.
Tôi ngán nhất là mấy thanh niên nghĩ mình có văn hóa, thích cho chó, mèo cưng của mình vào quán ăn, ngồi lù lù trên ghế nhà người ta, mặc kệ khách xung quanh nhìn với ánh mắt e dè, sợ hãi. Chủ quán có nhắc nhở thì một là họ cự cãi tay đôi, một mực khẳng định thú cưng của mình "ngoan lắm, hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ" rồi cố tình bế vào; hai là họ vùng vằng, tỏ thái độ gay gắt, quát tháo lại người ta, rồi bỏ đi.
>> Chủ chó mắng tôi 'con người lại đi chấp nhặt với con thú'
Đã có lần, tôi đang ngồi ăn trong quán, thấy một người phụ nữ tầm U40 dắt chó cưng bước vào, trong khi chồng và cô con gái vẫn đang loay hoay ngoài xe. Thấy vậy, chủ quán U70 ra nhắc nhẹ: "Em ơi đừng mang chó, mèo vào quán chị nhé, quy định trước giờ như vậy". Thế là cô gái mặt hằm hằm, đùng đùng quay lưng bỏ đi, chạy ra bảo chồng: "Thôi đi quán khác, bọn nó không cho con vào, quán ăn mà chảnh thế?".
Tôi chứng kiến toàn bộ sự việc mà "cạn lời". Tôi không hiểu quán chảnh chỗ nào vậy? Tôi cũng hiểu gia đình kia sẽ nuôi dạy con cái thế nào với thái độ xem thường người khác như vậy? Ừ thì biết là nuôi thú cưng là sở thích cá nhân của mỗi người, không ai có quyền ngăn cấm. Nhưng nói thật, nhiều người nuôi cho mèo ở ta có phần rất ích kỷ, khi họ có xu hướng xa rời cộng đồng. Có lẽ họ nghĩ rằng thú cưng của mình cao quý hơn tất cả người xung quanh.
Và điều này cũng kéo theo vô vàn vấn đề xã hội nhức nhối khác như nạn chó mèo thả rông, không rọ mõm, cắn người, phóng uế bừa bãi... dẫn tới cãi cọ, xô xát giữa chủ nuôi và người bị ảnh hưởng.
Vấn đề này thực ra không mới, đã được lên án cách đây vài năm, vậy nhưng nó vẫn tái diễn và thậm chí còn ngày càng lan rộng, nghiêm trọng hơn. Việc để chó, mèo chạy rông, không rọ mõm, không xích đứng giữa nơi công cộng cũng là quá sai rồi, chưa kể còn đưa chúng vào hàng quán vốn phục vụ con người, vậy mà chẳng hiểu sao chuyện vẫn cứ tái diễn từ ngày này qua tháng nọ?
BL
"> -
Theo khảo sát của VnExpress, giá vé máy bay nội địa hiện tăng khoảng 20% đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái và ít có sự chênh lệch giữa các hãng hàng không. Công suất phòng khách sạn tại các điểm du lịch cần di chuyển bằng máy bay như Phú Quốc, Nha Trang hay Đà Nẵng vào dịp 30/4 năm nay chỉ ở khoảng 60%. Con số này tại điểm du lịch không phụ thuộc đường hàng không như Sa Pa là từ 80% đến 100% tùy phân khúc khách sạn. Điều này cho thấy giá vé máy bay nội địa tăng cao đã tác động mạnh đến tình hình du lịch. Tăng giá vé máy bayNói về câu chuyện giá vé máy bay trong nước tăng cao, độc giả Lê Ánhchia sẻ: "Hình như tôi chưa từng thấy hãng hàng không quốc gia nào mà lại làm giá vé tất tay với khách nội địa cả. Nghĩa là tăng giá vé cao gấp nhiều lần để tạo sóng tâm lý mỗi dịp lễ, Tết, khiến ai cần phải đi buộc phải cắn răng mua đắt. Quy luật kinh tế không phải 'thuận mua vừa bán' như một số người vẫn nghĩ, mà phải là "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", đó mới là định lý để phát triển bền vững, thể hiện thành ý điều hành hợp tác.
Các hãng hàng không ở ta tung ra mức giá cao bất thường. Đã có rất nhiều chuyên gia phân tích, đi tìm nguyên nhân, đặt ra nhiều câu hỏi rằng tại sao chỉ có ở Việt Nam mới đua tăng giá vé máy bay nội địa thời điểm này? Rồi bỗng giá lại giảm mạnh về mức cũ, không vì nguyên nhân khách quan nào cả, mà chỉ là do người đi du lịch chuyển sang nước ngoài hết. Nhưng sự điều chỉnh này này dường như đã muộn".
Bạn đọc Thao Thanh Phamchỉ ra sai lầm trong chiến lược tăng giá vé máy bay để bù lỗ của các hãng hàng không trong nước: "Tôi thấy các hãng hàng không thấy người dân bắt đầu đi du lịch trở lại sau thời gian dài Covid-19 hoành hành, nên nghĩ rằng có thể tăng giá vé cao để bù lỗ cho thời gian trước. Nhưng đó là một sai lầm.
Khi tăng giá vé lên quá cao thì khách du lịch có xu hướng chuyển sang du lịch nước ngoài. Lúc đó, ngành hàng không vẫn bị thất thu mà còn kéo theo các ngành lưu trú, dịch vụ ăn uống du lịch, nhà hàng, khách sạn... sụt giảm theo. Trong khi đó, Thái Lan lại rất khôn ngoan khi có chiến lược "du lịch giá rẻ" vào thời điểm này để kích cầu. Thiết nghĩ, ngành du lịch Việt cũng cần thay đổi tư duy để đưa ra hướng đi phù hợp, đúng đắn nhất để giúp phát triển bền vững du lịch trong nước".
>> Vé máy bay trong nước tăng cao, sao vé nước ngoài rẻ?
Hiệp hội doanh nghiệp hàng không giải thích, chi phí đầu vào như giá xăng hay tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh khiến giá vé máy bay phải tăng theo. Ngoài ra, chuyện cung cầu vào mùa cao điểm cũng khiến các hãng hàng không phải tăng giá vé nhằm giải quyết bài toán doanh thu. Nói cách khác, các hãng hàng không cũng không có giải pháp nào khác ngoài việc tăng giá vé để bảo đảm sự sống còn của chính mình.
Không đồng tình với lời giải thích của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không, độc giả Quê Hà Nộicho rằng, vấn đề nằm ở việc thiếu liên kết trong cách làm du lịch ở ta: "Hàng không như một mắt xích đồng bộ vận hành trong guồng máy du lịch, mà chỉ cần trục trặc một khúc thôi cũng đủ làm các mắt xích khác chết theo. Phòng ốc, vận tải, dịch vụ, lưu niệm, ăn uống và hàng loạt các thứ khác sẽ bị ảnh hưởng.
Cách làm của hàng không hiện tại không vì cái chung của ngành, mà chỉ tính toán 'chặt khúc' theo nhóm. Khách du lịch không tiếc tiền, nhưng họ rất dị ứng khi biết mình bị thành "con mồi" ở bất cứ khâu nào. Rất chia sẻ với những ai đã đặt vé máy bay trước lúc này, liệu có giống chuyện mua hoa chiều 30 Tết không? Nói chung cách tư duy, cách làm du lịch kiểu tăng giá theo mùa vụ thì ở phân khúc nào cũng có. Nhưng vé máy bay là khâu đầu tiên của chuyến đi và nó sẽ quyết định để cả hệ thống".
Làm sao không cần tăng giá vé mà các hãng hàng không vẫn sống khỏe? Bạn đọc Nguyễnbình luận: "Thực tế buôn bán thì phải có lợi nhuận, không ai bán hàng lỗ vốn cả. Nên việc các hãng hàng không ở Việt Nam tăng giá vé khi doanh thu không đủ vốn, xét cho cùng cũng là dễ hiểu. Thế nhưng, tại sao các hãng hàng không giá rẻ ở Châu Âu vẫn sống khỏe mà không phải tăng giá vé?
Câu trả lời đó là học có sự hợp tác rất ăn ý giữa hàng không và doanh nghiệp nơi cần du khách đến. Nói rõ hơn, những doanh nghiệp liên quan đến du lịch địa phương sẵn sàng tài trợ cho các hãng hàng không trên số lượng du khách đến tham quan để hàng không có thể giảm phí vé máy bay, nhằm thu hút khách du lịch đến với họ. Như vậy, cả hai bên đều có lợi. Họ làm việc có bài bản ăn khớp với nhau để cùng nhau thắng lợi (win - win), chứ không như ta, người nào lo thân người đó".
Lê Phạmtổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
"> -
Vợ chồng tôi năm nay 24 tuổi, mới kết hôn 3 tháng. Chúng tôi đang kế hoạch, dự định sang năm mới sinh em bé. Tâm sự của cô con dâu khó xử vì vì mẹ chồng nằm ké điều hòaQuãng thời gian này, hai vợ chồng được hưởng cuộc sống đúng nghĩa vợ chồng son: sáng đưa đón nhau đi làm, tối về nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa rồi đi hóng gió, dạo phố.
Chồng tôi là con trai một nên chúng tôi ở cùng bố mẹ chồng. Mỗi tháng tôi đóng tiền ăn cho bố mẹ chồng là 4 triệu đồng.
Bố mẹ chồng tôi có lối sống tiết kiệm, quanh năm tằn tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc.
Theo lời chồng kể, ngày trước bố mẹ lấy nhau, kinh tế khó khăn, thiếu thốn, phải tích cóp từng đồng, vì thế ông bà quen với nếp sống đó.
Sau này, cuộc sống khá giả hơn, ông bà vẫn không thay đổi. Trời nóng lắm ông bà mới bật quạt, bình thường hai người chỉ phe phẩy chiếc quạt nan.
Nhà ông bà đun ga, tôi sợ cháy nổ nên từ ngày về làm dâu, tôi mua bếp từ thay thế cho an toàn. Bà không vừa ý, trách tôi dùng thế tốn điện.
Con trai nói vài câu, bà không ý kiến nữa nhưng từ hôm ấy, sáng nào bà cũng lụi cụi nhóm lò, đun than. Tối đến, vợ chồng tôi về mới dùng bếp từ.
Tôi bảo mẹ chồng cứ dùng thoải mái, tiền điện hàng tháng tôi đóng góp thêm. Tuy nhiên, bà vẫn giữ quan điểm của mình.
Mẹ chồng khuyên, tôi nên tiết kiệm, vì ít nữa sinh con, chửa đẻ tốn kém. Tôi biết ý tốt của bà nhưng đời sống hiện đại, cái gì cần tiết kiệm mới tiết kiệm, còn đâu phải nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đợt này, trời nắng nóng, nhà tôi lợp bằng mái tôn. Mặc dù đã làm trần nhựa chống nóng nhưng trưa đến, hơi nóng vẫn hầm hập, phả xuống.
Tôi bàn với chồng mua 2 cái điều hòa, lắp phòng khách 1 cái và phòng ngủ 2 vợ chồng 1 cái.
Mẹ chồng biết chuyện, phản đối gay gắt. Cuối cùng, vợ chồng tôi bỏ ý định lắp điều hòa phòng khách mà chỉ lắp phòng ngủ riêng của mình.
Để mẹ chồng đỡ căng thẳng, tôi còn nhờ người đến lắp 1 công tơ điện riêng cho phòng ngủ. Đến tháng, tôi căn cứ theo số điện trên công tơ, nộp thêm tiền điện cho mẹ.
Một lần, chỉ có tôi và mẹ chồng ở nhà, thấy nóng quá, tôi khuyên mẹ chồng vào phòng nằm với mình cho mát. Con dâu động viên mãi bà mới vào nằm.
Điều tôi không ngờ là từ hôm đó, tối nào hai vợ chồng cũng phải khó xử khi bố mẹ chồng vào phòng nằm ké điều hòa cho mát.
8 giờ tối, tôi với chồng đang dọn dẹp dưới bếp, lúc lên nhà đã thấy ông bà mang chăn màn vào sắp xếp chỗ nằm.
Cháu họ ở tỉnh xa về chơi, buổi tối, bố mẹ chồng tôi cũng gọi vào ngủ cùng. Mọi thứ đều bị đảo lộn, không gian riêng tư bỗng trở thành nơi sinh hoạt chung của cả nhà.
Tình trạng đó kéo dài 2 tuần nay, hôm qua có cơn mưa, mát trời, tôi nghĩ bà sẽ không vào. Tuy vậy, bà vẫn vào, bật điều hòa.
Giờ tôi chưa biết nên góp ý với mẹ chồng như nào cho dĩ hòa vi quý, không mất tình cảm mẹ con. Tôi chia sẻ thêm, phương án lắp thêm điều hòa phòng khách vẫn bị bà phản đối vì theo bà, nhà có 1 cái là quá đủ.
Mẹ chồng tôi lại hay dỗi, tính khí thất thường. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên!!!
Chuyện khó xử sau khi gọi thợ đến lắp điều hòa cho mẹ
Trong căn phòng kín mít rộng 10m2, mồ hôi mẹ chảy đầm đìa. Tôi xót ruột, gọi thợ đến lắp cho mẹ cái điều hòa. Không ngờ, sự việc khiến anh em tôi phải to tiếng.
">